Mô tả sản phẩm
Product Description

+ Tên thông thường: Clo;
+ Tên quốc tế: Chlorine;
+ Công thức hóa học: Cl2 (khối lượng phân tử M = 70,9).

Tên chỉ tiêu Đơn vị Clo lỏng
Công thức phân tử                                          Cl2
Phân tử khối 70.906
Hàm lượng Clo (Cl2) % ≥99,99
Hàm lượng  H2 % ≤ 0,05
Hàm lượng  O2 % ≤ 0,05

– Clo lỏng sử dụng để khử trùng diệt khuẩn trong các lĩnh vực sản xuất: nước sinh hoạt, nước uống, nước thải công nghiệp….Cơ chế khử trùng diễn ra như sau: clo tác dụng với nước tạo thành HOCl có tác dụng diệt trùng mạnh. Chất diệt trùng này sẽ khuếch tán qua lớp vỏ tế bào sinh vật, gây phản ứng với men tế bào, làm phá hoại các quá trình trao đổi chất của vi sinh vật và tiêu diệt nó.

– Clo lỏng được dùng rộng rãi trong sản xuất giấy (tẩy trắng bột nghiền), thuốc nhuộm, thực phẩm, thuốc trừ sâu, sơn, sản phẩm hóa dầu, chất dẻo, dược phẩm, dệt may, dung môi và nhiều sản phẩm tiêu dùng khác.

– Clo lỏng được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất các muối clorat, clorofom, cacbon tetraclorua và trong chiết xuất brôm.

– Trong công nghiệp hóa hữu cơ: Clo là một trong những nguyên liệu để sản xuất VCM (Vinyl Chloride Monomer), dùng tổng hợp nhựa PVC.

Đặc tính nguy hiểm của khí clo là chỉ cần một liều lượng rất nhỏ khoảng 40 ÷ 60 ppm trong không khí là có thể gây chết người, do đó:

– Khi hít phải khí clo sẽ bị sốc, thở gấp, ho liên tục, đau đầu, buồn nôn, có thể ngất xỉu. Nồng độ khí clo cho phép trong không khí: ≤ 1 ppm.

Biện pháp xử lý: Đưa nạn nhân ra nơi thoáng khí, hô hấp nhân tạo nếu nạn nhân ngừng thở. Giữ ấm cho nạn nhân nếu nạn nhân còn thở được. Cố gắng giảm các cơn ho bằng cách cho uống thuốc ho hoặc sữa.

– Khi da tiếp xúc với clo lỏng da bị tê cóng, bỏng lạnh, bị ăn mòn.

Biện pháp xử lý: Lập tức thay quần áo đang mặc và tắm rửa ngay sau khi tiếp xúc với môi trường có khí clo.

– Mắt: Tiếp xúc với khí clo gây đau rát mạnh, làm mắt bị mờ trường hợp nặng có thể gây mù lòa.

Biện pháp xử lý: Ngay lập tức rửa thật kỹ mắt với nước trong 15 phút, giữ cho mắt mở khi rửa, sau đó khẩn trương đưa đến cơ sở có chuyên môn khám và điều trị.

– Bảo quản:

Không để lẫn với các bazơ mạnh, các chất khử và chất có thể cháy. Bảo quản nơi khô mát, thông gió tốt.

Bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ <35oC.

– Vận chuyển:Sử dụng bình chứa chịu áp bằng thép để vận chuyển clo lỏng đến các nơi tiêu thụ.

+ Ký hiệu khi chuyên chở theo EU:

Ký hiệu: T,N

R23: Khí độc khi hít vào.

R36/37/38: Kích thích hệ hô hấp, mắt, da.

R50: Độc đối với sinh vật dưới nước.

S: (1/2) 9-45-61: Để nơi thoáng mát, tránh xì hở ra môi trường.

+ Ký hiệu theo quy định Việt Nam:

Loại nhóm hàng: 6.1 + 8

Số hiệu nguy hiểm: 268

Quy cách đóng gói: P1.0