Ngày đăng: 14 - 02 -2020

Hiện nay, những nhà máy sản xuất hóa chất công nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều tại các thành phố lớn của Việt Nam như TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng. Nguyên nhân là do ngành công nghiệp hóa chất đã và đang có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian gần đây. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về ngành công nghiệp này, các bạn nhé!

  1. Ngành công nghiệp hóa chất ở Việt Nam
  2. Thị trường hóa chất Việt Nam
  3. Các công ty trong ngành hóa chất tiêu biểu nhất của Việt Nam
  4. Ngành công nghiệp hóa chất ở Việt Nam

Năm 2014, giá trị sản xuất công nghiệp ngành hóa chất đạt hơn 270 nghìn tỷ, đóng góp 16,8% vào giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp và 6,5% GDP, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đọan 2010 – 2014 đạt mức cao là 19,25%. Dự báo ngành hóa chất sẽ tăng trưởng với tốc độ 17,49% trong giai đoạn 2014 – 2018, đây là mức tăng trưởng cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP được dự báo.

Ngành hóa chất có 8 phân nhóm sản phẩm bao gồm: phân bón và hợp chất nito, chất tẩy rửa, hạt nhựa nguyên sinh và cao su tổng hợp, hóa chất cơ bản, sơn và mực in, thuốc bảo vệ thực vật, sợi nhân tạo và các sản phẩm hóa chất khác không thuộc các nhóm trên. Phân bón và hợp chất Nito chiếm tỷ trọng cao nhất trong ngành theo doanh số tiêu thụ (khoảng 30%), đứng thứ 2 là nhóm sản phẩm chất tẩy rửa, nhóm sợi nhân tạo chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong doanh số toàn ngành. Phân bón và chất tẩy rửa cũng là một trong những nhóm sản phẩm có tốc độ tăng trưởng cao trong khi các nhóm sản phẩm khác như thuốc bảo vệ thực vật đang có dấu hiệu chững lại về sản lượng cũng như doanh thu.

Một trong những điểm yếu lớn nhất của ngành hóa chất Việt Nam là khả năng cung ứng nguyên liệu đầu vào còn yếu, do vậy, phần lớn nguyên liệu đầu vào cho ngành hóa chất đều phải nhập khẩu. Trong nhiều năm liền, hóa chất luôn nằm trong top 10 sản phẩm nhập khẩu nhiều nhất và thị trường nhập khẩu chính là Trung Quốc. Nguyên nhân một phần do ngành công nghiệp hóa dầu trong nước chưa phát triển, hiện nay cả nước chỉ mới có duy nhất nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất đi vào hoạt động, đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu nội địa. Điều này khiến ngành hóa chất phải chịu áp lực lớn về chi phí đầu vào, ảnh hưởng lớn đến giá cả sản phẩm đầu ra cũng như biên lợi nhuận của doanh nghiệp.

Ngành công nghiệp hóa chất ở Việt Nam
Ngành công nghiệp hóa chất ở Việt Nam

Hệ thống máy móc kỹ thuật của ngành hóa chất phần lớn chỉ ở mức độ trung bình khá so với một số nước trong khu vực nên năng suất của ngành hưa cao và giá trị gia tăng còn thấp. Vì vậy, sản lượng nội địa ở một số nhóm sản phẩm chưa thể đáp ứng nhu cầu nội địa như hóa chất cơ bản, sợi nhân tạo, hạt nhựa nguyên sinh và cao su tổng hợp.

Các doanh nghiệp trong ngành đa phần có quy mô vừa và nhỏ và đang chịu sự cạnh tranh gay gắt với các tập đoàn đa quốc gia vốn có tiềm lực tài chính, trình độ công nghệ cũng như chiến lược marketing tốt hơn, trong một số lĩnh vực, các tập đoàn đa quốc gia gần như nắm giữ thị phần chi phối hoàn toàn thị trường trong nước như chất tẩy rửa, thuốc bảo vệ thực vật…Các doanh nghiệp trong nước chủ yếu thực hiện gia công cho các tập đoàn đa quốc gia đồng thời tìm kiếm thị trường ngách để tồn tại.

Ngành hóa chất Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Với quy hoạch phát triển ngành hóa chất của chính phủ, xu hướng tham gia hội nhập sâu rộng trên thế giới cũng như vốn đầu tư nước ngoài gia tăng thì ngành hóa chất vẫn còn tiềm năng lớn để phát triển.

  1. Thị trường hóa chất Việt Nam

Trong các mặt hàng có giá trị nhập khẩu tăng hai con số 2 tháng đầu năm 2017, hoá chất và sản phẩm hoá chất lọt vào nhóm hàng có tăng trưởng trên 30% so với cùng kỳ 2016, với tổng giá trị 1,2 tỷ USD. Đáng nói, 1/4 giá trị nhập khẩu mặt hàng này đến từ Trung Quốc.

Cụ thể, trong 2 tháng đầu năm 2017, nhập khẩu hóa chất đạt hơn 555 triệu USD, tăng hơn 30%; sản phẩm hóa chất đạt hơn 597 triệu USD, tăng hơn 22,8% so với cùng kỳ năm 2016. Tổng kim ngạch nhập khẩu hóa chất, sản phẩm hóa chất đạt hơn khoảng 1,2 tỷ USD (27.200 tỷ đồng, trung bình mỗi ngày nhập khoảng 454 tỷ đồng hóa chất, sản phẩm hóa chất).

Thị trường hóa chất Việt Nam
Thị trường hóa chất Việt Nam

Về thị trường, hiện Việt Nam nhập khẩu hóa chất và sản phẩm hóa chất từ hơn 20 đối tác nhưng nhiều nhất là 4 thị trường chính: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Cụ thể, 2 tháng qua, giá trị nhập khẩu hóa chất và sản phẩm hóa chất từ Trung Quốc đạt hơn 299 triệu USD, chiếm 25% so với tổng kim ngạch; từ Hàn Quốc đạt 137 triệu USD (11%); từ Đài Loan (Trung Quốc) đạt 143 triệu USD (12%) và từ Nhật Bản đạt 109 triệu USD (9%).

Như vậy, kim ngạch nhập khẩu hóa chất, sản phẩm hóa chất của Việt Nam từ Trung Quốc bằng 1/4 tổng kim ngạch nhập khẩu của 20 thị trường cộng lại và gấp đôi so với 3 thị trường nhập khẩu nhiều nhất kể trên.

Hiện các sản phẩm hóa chất Việt Nam nhập về chủ yếu sử dụng cho các ngành công nghiệp hóa chất, nhựa, phân bón vô cơ, y tế, công nghiệp dệt nhuộm, xúc rửa, làm lạnh hệ thống sản xuất phôi thép, gang lỏng tiền chế và là nguyên liệu vật liệu xây dựng, sản xuất kính xây dựng,… Một phần trong số này phục vụ điều chế cho thuốc thú y, thuốc trừ sâu.

Với tốc độ phát triển nhanh của một số ngành công nghiệp tại Việt Nam, nhu cầu hóa chất trong nước không đủ, Việt Nam phải nhập khẩu lượng lớn mặt hàng trên, vì vậy hóa chất, sản phẩm hóa chất luôn nằm trong top các sản phẩm nhập khẩu hàng tỷ USD mỗi năm.

  1. Các công ty trong ngành hóa chất tiêu biểu nhất của Việt Nam

Sau đây là danh sách và một số thông tin chính của các công ty trong ngành hóa chất tiêu biểu nhất ở Việt Nam trong những năm gần đây:

  • Tập đoàn hóa chất Việt Nam

Tập đoàn hóa chất Việt Nam là doanh nghiệp đa sở hữu, có tên viết tắt là VINACHEM, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con và được thành lập ngày 23 tháng 12 năm 2009. Tập đoàn hóa chất Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Ngành nghề kinh doanh chính của tập đoàn hóa chất Việt Nam là đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; sản xuất kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công nghiệp hóa chất; công nghiệp chế biến cao su; công nghiệp khai thác mỏ,… Tập đoàn kinh doanh máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho ngành công nghiệp hóa chất đồng thời đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ tay nghề cao để phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

Các công ty trong ngành hóa chất tiêu biểu nhất của Việt Nam
Các công ty trong ngành hóa chất tiêu biểu nhất của Việt Nam
  • Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì

Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì có tiền thân là nhà máy hóa chất số 1 Việt Trì và cũng là nhà máy hóa chất cơ bản đầu tiên của Việt Nam được khởi công xây dựng vào ngày 4 tháng 11 năm 1959. Trải qua nửa thế kỉ hình thành và phát triển cùng với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ cán bộ công nhân viên, ngày nay công ty cổ phần hóa chất Việt Trì tự hào là một trong những công ty lớn tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực hóa chất. Công ty cung cấp hóa chất cơ bản phục vụ cho các ngành công nghiệp với chất lượng dịch vụ cao, đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn môi trường. Với mục tiêu trở thành công ty sản xuất và cung cấp hàng hóa cơ bản hàng đầu Việt Nam, công ty chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và tiến tới xuất khẩu.